Chóp răng tạo ra các loại mô cần thiết cho quá trình mọc răng như: cementum, màng nha chu, và thành xương ổ. Điều này có nghĩa là một phần bao mầm răng sẽ biến mất khi chân răng thành lập. Nói cách khác, bao mầm tồn tại ở vị trí cổ răng đến khi răng mọc. Trong giai đoạn này, hủy cốt bào hình thành, hủy xương tương ứng giúp răng mọc (Marks và Cahill). Bao mầm quanh cổ răng dần dần thông với lớp thượng mô bên trên. Lưu ý rằng, bao mầm không kết dính trực tiếp vào cổ răng, mà vào mô nha chu phía dưới men răng (hình 2-3; 2-6). Dây chằng xương ổ hình thành và phát triển sau khi răng mọc, thường hướng về phía chóp. (Korbendau và Guyomard).

Sự phát triển của nang hay u trong bao mầm răng xảy ra khi răng đang ngầm. Nang do răng theo cơ chế này thường gặp. Khoảng 50% nang này có liên quan với R8 hàm dưới. Giống như R3 trên hay răng tiền cối dưới, sự mọc R8 hàm dưới thường bị cản trở do thiếu khoảng xương tương ứng (Korbendau và Guyomard). Bệnh học hình thành và phát triển sang thương này chưa được biết rõ, dù sự thành lập dịch nang giữa men và bao mầm răng có tính chất là nang tăng trưởng.
Sự hiện diện nang này khó phát hiện qua khám lâm sàng, vì tổn thương nhìn chung không triệu chứng. Thường được phát hiện vào tuổi R hổn hợp hay tuổi trẻ lớn, sau một đợt viêm, nhưng thường gặp nhất là bệnh nhân khám và chụp phim kiểm tra định kỳ, phát hiện:
- Một nang nhỏ chứa răng ngầm vùng tam giác hậu hàm. (hình 2-7).
- Một nang to, trong chứa răng lạc chổ, thường ở phía xa của cung hàm (Hình 2-8a; 2-8b; 2- 8c).
Hình ảnh X-ray thì không phải luôn luôn chẩn đoán được nang vì:
- Bệnh học những cấu trúc bao quanh cổ R, sự phát triển nang, thành của nó nhỏ hơn 2 mm (hình 2-9).
- Những tổn thương khác (có tỉ lệ thấp hơn) như keratocysts, dermoid cysts, ameloblastoma, hay carcinoma cũng có hình ảnh sang thương thấu quang 1 hóc.
Cần đánh giá giải phẫu bệnh những sang thương này sau mổ (Glosser và Campell). Tăng sinh tế bào (xảy ra nhanh trong một số trường hợp) thì cần khảo sát toàn diện và theo dõi để chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời (Craig et al).


Quyết định điều trị
Cần lưu ý rằng tăng kích thước quanh răng là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán. Kế hoạch điều trị bảo tồn giống răng nanh trong trường hợp này thì không áp dụng cho R8.

Với răng lạc chổ, sang thương có thể lan ra thân xương hàm dưới, cành cao, hay xoang hàm trên tương ứng. Cần phẫu thuật loại bỏ nang và răng (hình 2-10a đến 2-10d). Đối với trường hợp không triệu chứng và bệnh nhân từ chối phẫu thuật, chụp phim theo dõi định kỳ là cần thiết (hình 2-11a; 2-11b). Phải cho bệnh nhân biết những hậu quả có thể có của việc bệnh nhân từ chối nhổ R8 như: gãy xương hàm dưới, nhiễm trùng thứ phát, tổn thương mô mềm tại chổ (xơ cứng cơ và viêm mô tế bào vùng tương ứng). Và nhất thiết yêu cầu bệnh nhân ký tên vào hồ sơ bệnh án khi từ chối phẫu thuật

Viêm lợi trùm
Tính chất
Phản ứng viêm khi R8 mọc thường xảy ra ở bệnh nhân tuổi từ 17 đến 25. Có thể cấp hay bán cấp, nhưng thường là mạn tính (Lee và Kim).
Kích thước lỗ thông vào khoangg miệng của bao mầm răng có thể rất nhỏ, tuy nhiên thường múi xa răng lộ hoàn toàn trên niêm mạc miệng. (hình 2-12a)

Trong giai đoạn xung huyết, vi khuẩn thường trú trong miệng sẽ xâm nhập vào toàn bộ bao mầm, nếu răng không mọc được, khối lượng vi khuẩn ngày càng tăng và gây nhiễm trùng mà không thể làm sạch. Khi vi trùng kỵ khí phát triển, sự hiện diện của bacteroides forsythus và Porphyromonas gingivalis cho thấy viêm nướu nặng đang tiến triển (Blakey et al).
Khoảng quanh răng và bao mầm thường lớn hơn mặt xa R8. Viêm bao quanh răng gây tiêu xương theo hình lưỡi liềm đặc trưng (hình 2-12b). Trục răng phần lớn là chiều đứng (Punwutikorn et al). R8 chạm hay vượt lên khỏi mặt phẳng cắn xảy ra 80% trường hợp. (Halverson & Anderson).

Lâm sàng
Bệnh nhân đau nhiều, cấp tính, tự phát ở vùng sau răng cối, lan lên trên ra ngoài đến tai. Nhai cũng đau, vì mô mềm bao phủ một phần thân răng bị tổn thương bởi răng đối diện. Trong một số trường hợp, cảm giác này có thể kèm khó nuốt, khít hàm nhẹ. Bệnh nhân sốt, nề nhẹ, sờ đau vùng tam giác hậu hàm, hạch tại chỗ.
Viêm nướu có thể thấy khi khám trong miệng. Mô sau răng cối sung huyết nặng. Mô mềm bao phủ quanh R8 sưng đỏ, in dấu ấn của răng đối diện xuống. Viêm đỏ này thỉnh thoảng lan đến trụ trước amidan, hay xuống ngách hành lang tương ứng. Ấn đau vùng mô mềm tại vị trí R8, có thể thoát mủ ra ngoài. Khám trong miệng cần thám sát hai bên sàn miệng để chẩn đoán viêm sơ sau viêm do R8.
Dùng kháng sinh, kháng viêm tại chỗ có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng; tuy nhiên, khoảng thời gian hết viêm ngắn. Khi răng không được lấy ra, viêm nhiễm tái phát là quy luật, và viêm lợi trùm trở thành mạn tính. Trong giai đoạn này, chụp X-ray là phương tiện cần thiết giúp quyết định có phẫu thuật hay không.
Biến chứng
Viêm nướu hoại tử lở loét, là trình trạng viêm cấp, hủy hoại mô nha chu nhiều, do vi trùng trong mảng bám gây ra (Lindhe). Khi vệ sinh răng miệng kém, bệnh nhân căng thẳng, hút thuốc lá nhiều, trình trạng viêm nướu hoại tử lở loét tăng, đau nhiều vùng tam giác hậu hàm, thỉnh thoảng lan đến R3 đối bên (hìh 2-13a-b). Vết loét màu nâu, chia gai nướu thành phần má và phần lưỡi, ở giữa hoại tử như miệng núi lửa sâu xuống, mô mềm trở nên dễ chảy máu (hình 2-13c).
.png)

Mảng bám và mảnh vụn thức ăn luôn hiện diện dưới khe nướu. Vi khuẩn thừơng gặp trong viêm nướu hoại tử lở loét là Fusiform bacilli và spirilla, sprochetes và những chủng vi khuẩn khác. Khi đó, vùng tam giác hậu hàm biểu hiện viêm lợi trùm nặng, rất đau.
Trước khi quyết định phẫu thuật, Bác sĩ phải chắc chắn các triệu chứng hiện tại cải thiện, chẩn đoán chính xác, loại trừ các bệnh huyết học, hội chứng suy giảm miễn dịch (Charon et al). Khi có nghi ngờ bệnh lý nội Hình 2- 13 c khoa, làm ngay các xét nghiệm máu và huyết thanh. Điều trị viêm nướu hoại tử lở loét bao gồm:
- Kháng sinh.
- Vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn. (2% chlorhexindine).
- Hướng dẫn và động viên bệnh nhân vệ sinh răng miệng.
- Nạo và lấy sạch các chất bẩn bằng dụng cụ siêu âm.
Nhiễm trùng lan tỏa
Viêm lợi trùm cấp tính có thể là dấu hiệu bắt đầu viêm nhiễm lan rộng. Lâm sàng thay đổi tùy tình trạng R8 đã hiện diện trên cung hàm hay còn ngầm (hình 2-14). Cấu trúc và vị trí cơ xung quanh- cơ bám vào màng xương tương ứng- đóng một vai trò quan trọng về hướng lan truyền vi khuẩn và dịch mủ. Những cấu trúc giải phẫu khác cũng quan trọng như: xoang, tuyến nước bọt, mắt và hộp sọ (Alling et al).

Viêm kèm khít hàm tạm thời là một trong những dấu hiệu cho thấy có rối loạn mọc R8, và một trong 3 cơ của xương hàm dưới- cơ thái dương, cắn, chân bướm trong- đã bị ảnh hưởng. Cơ có xu hướng co cứng khi xảy ra viêm lợi trùm mưng mủ, và khi có khít hàm nhiều thì bệnh nhân dùng kháng sinh trước mổ là bắt buộc.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại dụng cụ và vật liệu sử dụng trong quá trình nhổ răng
Thuốc tê nhổ răng
Kiềm nhổ răng
Nạy nhổ răng
Dụng cụ nhổ răng
Cầm máu nhổ răng
Chỉ khâu nhổ răng
Bóc tách nhổ răng
Dụng cụ nhổ chân răng