Hotline

 

Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng: Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại

19/04/2025    16    4.87/5 trong 6 lượt 
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng: Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại
Gây tê vùng là một kỹ thuật quan trọng trong điều trị nha khoa, đặc biệt là các phẫu thuật can thiệp sâu như nhổ răng số 8 (R8), lấy mô bệnh lý hoặc phẫu thuật xương. Tuy nhiên, không ít trường hợp gây tê vùng thất bại, khiến bệnh nhân còn cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cũng như tâm lý bệnh nhân.

Gây tê vùng: kỹ thuật và nguyên nhân thất bại

Đánh giá hiệu quả vô cảm thì cần thiết trong giai đoạn đầu của quá trình phẫu thuật. Vô cảm thất bại gồm:

Thần kinh huyệt răng dưới  -     Không có dấu hiệu Vincent 
Thần kinh má                       -     Còn cảm giác ở niêm má
Thần kinh lưỡi                     -      Còn cảm giác ở niêm mạc lưỡi

Gây tê thần kinh huyệt răng dưới

Thất bại khi gây tê dây thần kinh răng dưới do thuốc gây tê không vào đúng lỗ gai Spix, và sự khuyếch tán không xuyên qua được cành cao xương hàm dưới-vốn khá dầy. Có 2 nguyên nhân:
- Đánh giá sai vị trí giải phẫu lỗ gai spix.
- Sử dụng sai kim và sự khuyếch tán thuốc tê qua mô mềm không đủ tác dụng lên thần kinh.

Lỗ hàm dưới (lỗ gai Spix)

Lỗ gai spix có vị trí phía sau và dưới gai spix. Nó là điểm thấp nhất của hố hình phễu mà bó mạch thần kinh răng dưới đi qua (hình 5-1).
Lỗ này thì có vị trí ở giữa cành cao xương hàm dưới:
- Theo chiều đứng, lỗ gai spix là điểm giữa của đường thẳng từ khuyếch Sigmoid đến bờ dưới của cành cao xương hàm dưới.
- Theo chiều ngang, nó nằm giữa hai điểm nằm trên đường chéo trong và bờ sau cành cao xương hàm dưới (trên một đường thẳng).
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
Lưỡi hàm dưới thỉnh thoảng tạo thành một lồi xương lồi ra, che khuất lỗ gai spix. (hình 5-2a).
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱

Trẻ đang phát triển, khoảng 9 đến 19 tuổi, lỗ hàm dưới có vị trí cao và sau hơn so với người lớn. Điều này lưu ý các phẫu thuật viên khi gây tê trẻ em.
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
Khi khám xương hàm dưới cần tiến hành cẩn thận trong miệng và ngoài má tương ứng (hình 5- 2b; 5-2c). Bác sĩ đứng đối diện bệnh nhân, xác định vị trí xương hàm dưới phải bệnh nhân bằng tay trái của minh và ngược lại, theo tuần tự sau:
- Ngón trỏ và giữa đặt phía bờ sau cành cao xương hàm dưới.
- Ngón út đặt bờ dưới xương hàm dưới.
- Ngón cái đặt trong miệng, dọc theo bờ trước của cành cao, dưới cổ lồi cầu, vùng này được bao phủ bởi cơ thái dương.
- Đầu ngón cái di chuyển về phía trong của khuyết xương hàm dưới, đối diện đường chéo trong.
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱

Kim gây tê hướng vào trung tâm cành cao xương hàm dưới, không cần phân biệt người lớn hay trẻ em, theo hướng dẫn của ngón tay cái. Ống tiêm đặt ở răng tiền cối đối bên (hình 5-3, 5-4). Lưu ý, hình thái cung răng lúc này không quan trọng.
Theo chiều ngang, trục cung răng ngang mặt phẳng nhai không liên quan đến trục cành cao xương hàm dưới. Nó có vị trí lớn hơn 1 cm phía trong cành cao. Nếu hướng kim theo trục này sẽ không chạm xương, và hiệu quả gây tê sẽ kém (hình 5-5).
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
Theo chiều đứng, điểm đâm kim không thể xác định được nếu chỉ dựa vào mặt phẳng nhai, vì khoảng cách giữa hai mặt phẳng nhai hàm trên và dưới khi bệnh nhân há miệng tối đa thì không theo một qui luật nào cả. Vị trí lỗ gai spix so với mặt phẳng nhai thay đổi lớn. Hướng dâm kim song song và cách mặt phẳng này 5 mm và chạm cành cao xương hàm dưới ở vị trí dưới lưỡi xương hàm dưới chiếm tỉ lệ 36% trường hợp (Bermer). Ngón tay trỏ đặt song song với mặt nhai răng cối để hướng mũi kim đi vào là phương pháp không chính xác. Theo chiều đứng, ngón cái nên đặt bờ trước cành cao xương hàm dưới để hướng dẫn phẫu thuật viên đâm kim (hình 5-3). Phải xác định chính xác hướng của cành cao, đặc biệt khi thiếu răng sau; Cần xác định chiều cao và độ rộng cành cao xương hàm dưới thật cẩn thận trước gây tê.

Dụng cụ gây tê: kỹ thuật tiêm tê và những nguy cơ liên quan

Ống tiêm, có xylanh bơm bằng tay. Tốt nhất loại kim tiêm có thể hút ngược ra.
Kim dài (35 mm).
Dung dịch thuốc tê có chất co mạch dùng cho người khỏe mạnh (Madrid et al).
Nhiều phẫu thuật viên chỉ dùng một loại kim gây tê: kim ngắn dùng gây tê cận chóp, có đường kính 0.30 hay 0.35 mm, dài 21 mm. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng kim nhỏ ít đau và ít sang chấn mô mềm hơn kim to trong lúc gây tê.
Kim quá nhỏ và mềm có thể gây thất bại trong gây tê vùng, vì cơ mút và cân của nó (bao phủ mặt trong và ngoài của cơ này) có thể gây lệch hướng đi của kim. Khi cho ống tiêm song song với mặt phẳng cung răng, đầu kim đâm vào thường theo hướng tiếp tuyến với cân cơ mút. Lệch hướng kim cũng xảy ra khi phẫu thuật viên di chuyển trục xy-lanh với mục đích tìm hiện tượng chạm xương hay tránh lưỡi xương hàm dưới. Ngược lại, với kim dài 35 mm và đủ cứng có thể giúp phẫu thuật viên dễ dàng thành công hơn trong gây tê gai.
Đâm kim xuyên qua niêm mạc, giữa bờ trước cành cao xương hàm dưới và cung khẩu cái lưỡi (hình 5-6), điểm này dễ thấy khi bệnh nhân há miệng tối đa. Sau khi đưa kim vào 20-25 mm, hút ngược để kiểm tra, sau đó bơm chậm (hình 5-1). Khi dùng kim nhỏ gây tê thì nguy cơ bơm thuốc vào mạch máu khá cao. Kim có thể đi ngang qua động mạch lưỡi và động mạch hàm, trước khi đến động mạch hàm dưới (Madrid et al).

Gây tê bổ xung

Gây tê thần kinh má

Nhánh thần kinh má tách ra từ nhánh thái dương ở ngang mức cơ chân bướm ngoài, tạo thành trần khoang bướm hàm (hình 5-6). Nó chạy dọc theo mặt sâu của mạc thái dương đến mặt ngoài của cơ mút. Nơi đây, nó tách ra hai nhánh: nông và sâu. Khi gây tê gai spix, dung dịch thuốc tê sẽ khuyếch tán vào khoang bướm hàm- vùng chứa nhánh thần kinh má.
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
Kỹ thuật gây tê, ngón cái di chuyển từ bờ trước cành cao xương hàm dưới đến mặt trong má ở vị trí 1 cm trong sau ống tuyến mang tai, tương ứng khoảng R6-R7 hàm trên. Dùng kim 21 mm và bơm chậm 1⁄4 ống thuốc gây tê vào vị trí này.
Gây tê dây thần kinh này khi phẫu thuật vùng mô mềm ngách lợi tương ứng nhóm R cối, cũng như cần thiết khi rạch niêm mạc, bóc tách và bộc lộ xương trong nhổ R8.

Gây tê thần kinh lưỡi

Lộ trình của thần kinh lưỡi, giống thần kinh hàm dưới, đi giữa mạc cơ chân bướm trong và cành cao xương hàm dưới; tuy nhiên, thay vì chui vào kênh răng dưới, nó bắt ngang động mạch lưỡi rồi cong xuống dưới ra trước, chạy qua phần nướu mặt lưỡi và đến cạnh dưới của tam giác hậu hàm. Điều này giải thích lý do thuốc tê khuyếch tán và tác dụng lên thần kinh lưỡi trong đa số trường hợp, ngay cả khi gây tê gai spix không hiệu quả.
Vị trí thần kinh lưỡi thì thay đổi nhiều. Theo Kiesselbach và Chamberlain, có 60% trường hợp đường đi thần kinh lưỡi có khoảng cách 1 mm từ vỏ xương hàm dưới và 2 mm dưới đường chéo trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng có thể đi trên xương ổ răng, chạy ngang qua bề mặt R8 ngầm. Do đó, dây thần kinh lưỡi có thể bị thương tổn trong quá trình gây tê và phẫu thuật. Tổn thương có thể do kim gây tê, dao phẫu thuật, nạy, cây bóc tách, hay ngay cả kim khâu trong thao tác khâu sau phẫu thuật. Khi sang chấn thân thần kinh do kim gây tê hay kim khâu có thể dẫn đến dị cảm, thường chỉ tạm thời. Thân thần kinh có hình trụ, đường kính trung bình khoảng 1.86 mm. Tuy nhiên, có 20% trường hợp thân có đường kính 0.5 mm nhưng vẫn có sang chấn sau phẫu thuật (Mozsary và Middleton). Hiện thương tụ máu sau phẫu thuật làm chèn ép thân thần kinh- nằm trong bao của nó. Khi điều này xảy ra, trong quá trình lành có thể tăng hay giảm nhạy cảm thoáng qua trong một vài tuần.
Gây tê thần kinh lưỡi rất cần trong quá trình phẫu thuật lấy R8. Có thể đâm kim thẳng xuống niêm mạc lưỡi tại đáy rãnh nướu mặt lưỡi. Bơm 1⁄4 ống thuốc tê 1.8 ml là đã có thể hiệu quả (Ginestet) (Hình 5-7).
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱

Gây tê gai spix bằng kỹ thuật khác

Ngoài phương pháp trên, còn hai phương pháp khác dùng gây tê gai spix, gồm: kỹ thuật Gates và kỹ thuật của Akinosis.

Kỹ thuật gây tê Gow Gates

Kỹ thuật này đưa thuốc vào điểm trước trong cổ lồi cầu xương hàm dưới (hình 5-8). Thần kinh hàm dưới có vị trí gần sát vùng này khi cổ lồi cầu chuyển động xuống dưới trong hỏm khớp và bệnh nhân há miệng tối đa (Madrid et al). Thân sau thần kinh hàm dưới (mandibular nerve) và gần toàn bộ các nhánh cảm giác của nó duỗi thẳng. Lúc đó kỹ thuật gây tê như sau:
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
- Yêu cầu bệnh nhân há miệng tối đa để đảm bảo lồi cầu ra trước. Đưa ngón trỏ vào điểm lõm mà lồi cầu đi ra trước để lại.
- Ngón cái đặt trong miệng ngay góc tạo bởi hàm trên và hàm dưới.
- Đưa ống tiêm theo hướng từ R3, dọc theo mặt phẳng xác định bởi điểm tragus (ở tai) và khóe miệng.
- Đâm kim xuyên cơ mút vào mặt trong cân thái dương, sát mặt trong cành cao xương hàm dưới.
- Tìm cảm giác chạm xương ở cổ xương hàm dưới, nơi cơ chân bướm trong bám vào (Hình 5-9).
- Bơm thuốc.
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱

Những thất bại

Đâm kim hơn 25 mm thường sẽ chạm xương. Tuy nhiên, nếu cành cao xương hàm dưới quá phân kỳ, kim sẽ đi vào phía giữa nhiều hơn và dung dịch thuốc tê sẽ không khuyếch tán đến thần kinh được.
Kỹ thuật Gow Gates có ưu điểm là có thể gây tê cùng lúc thần kinh má và thần kinh lưỡi. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng kỹ thuật gây tê này có nguy cơ đâm kim vào mạch máu, vì nơi này có động mạch và nhiều tĩnh mạch quan trọng. Ngoài ra còn có thể đâm kim và bơm thuốc tê vào bao khớp thái dương hàm.

Kỹ thuật gây tê Akinosi

Mục đích của kỹ thuật này là khống chế nhánh thần kinh răng dưới một cách hiệu quả nhất ngay tại vị trí trên lỗ vào của thần kinh. Kỹ thuật này cũng có ưu điểm là rất hiệu quả đối với những bệnh nhân há miệng hạn chế (có thể do nhiễm trùng) (hình 5-10).
Gây Tê Vùng Trong Phẫu Thuật Răng🌱Kỹ Thuật và Nguyên Nhân Thất Bại🌱NHA KHOA MALL🌱
Kỹ thuật như sau:
- Kéo má ra ngoài bằng ngón cái.
- Đưa ống tiêm dọc theo đường nối niêm mạc má- nướu của R cối lớn hàm trên, song song với mặt phẳng nhai.
- Đâm kim xuyên cơ mút, đi vào giữa hai hàm (giữa cành cao xương hàm dưới và lồi củ xương hàm trên).
- Bơm thuốc chậm.
Kim đi vào khoang bướm hàm phải đạt đến độ sâu khoảng 25 mm đến 30 mm. Lưu ý, kim gây tê phải không chạm xương. Kỹ thuật này thì đơn giản, không gây stress quá mức cho bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên, vì đường đi của kim tiếp tuyến với cơ mút và cân của nó, dùng kim quá nhỏ có thể gây chệch hướng.
 Bạn có thể tham khảo thêm các loại dụng cụ và vật liệu sử dụng trong quá trình nhổ răng
Ống chích hút ngược thuốc tê
Thuốc tê nhổ răng
Kiềm nhổ răng
Nạy nhổ răng
Dụng cụ nhổ răng
Cầm máu nhổ răng
Chỉ khâu nhổ răng
Bóc tách nhổ răng 
Dụng cụ nhổ chân răng 
Nha Khoa Mall tự hào là đơn vị tiên phong và đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp vật liệu và thiết bị nha khoa tại  Việt Nam. Với sự tận tâm, chuyên nghiệp và không ngừng cải tiến, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng điều trị nha khoa tại Việt Nam. Trân trọng!
NHA KHOA MALL - SIÊU THỊ VẬT LIỆU NHA KHOA ONLINE
Địa chỉ: 167/14A Sư Vạn Hạnh, Phường 2, Quận 10, TP. HCM
Website: https://nhakhoamall.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamall   

Sách Lâm Sàng Tiểu Phẫu Răng Khôn