Hotline

 

Lấy dấu trong phục hình implant

27/08/2023    181    4.6/5 trong 2 lượt 
Lấy dấu trong phục hình implant
Trồng răng Implant thường được chia làm 2 giai đoạn chính là phẫu thuật đặt trụ vào xương hàm và phục hình sứ trên Implant. Trong đó, thao tác lấy dấu Implant sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phục hình sứ sau cùng. Vậy lấy dấu trong phòng hình implant là 1 bước rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau cùng

Lấy dấu trong phục hình implant

Lấy dấu Implant là gì?

Lấy dấu Implant (hay cấy ghép Implant) là kỹ thuật lấy dấu trong nha khoa có tác dụng hỗ trợ trồng răng Implant và ứng dụng trong bọc răng sứ, trồng răng giả tháo lắp.

Mục đích của việc cấy ghép Implant là giúp bác sĩ có được khuôn vật lý chính xác của toàn bộ hàm răng. Sau đó sẽ gửi đến phòng Labo để chế tác răng sứ đảm bảo độ chính xác, vừa vặn.

Tầm quan trọng của lấy dấu Implant

Quy trình lấy dấu Implant là một công đoạn rất quan trọng trong phục hình, cần đảm bảo sự sát khít tuyệt đối của trụ Implant và mão răng sứ.

Để lấy dấu chuẩn xác, đòi hỏi bác sĩ cần có tay nghê cao, giàu kinh nghiệm. Bởi nếu sai sót tại bước này sẽ không thể sửa chữa khi đã sang bước tiếp theo.

Nếu lấy dấu sai, trồng răng Implant sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến vùng mô xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình tích hợp xương. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rơi Abutment, viêm xung quanh Implant, thậm chí là hoại tử.

Chính vì vậy lấy dấu implant cần đảm chính xác với các tiêu chí:

  • Khi lấu răng bắt buộc phải lấy đầy đủ mẫu của cả hàm răng.

  • Dấu răng không được sai lệch hay tạo bọt khí trên dấu.

  • Việc đổ thạch cao dựa theo dấu răng và lúc chế tác răng phải đạt chuẩn.

  • Ngoài ra, một yếu tố để việc lấy dấu implant đảm bảo độ chính xác là kinh nghiệm của bác sĩ.

Những phương pháp lấy dấu implant hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp lấy dấu implant được sử dụng phổ biến là phương pháp thủ công và phương pháp lấy dấu kỹ thuật số.

Phương pháp lấy dấu implant bằng thủ công

Là phương pháp sử dụng bằng bột và thạch cao. Đây là phương pháp được khá nhiều nha khoa sử dụng với 2 quy trình thực hiện là chuẩn bị và lấy dấu răng:

Quy trình chuẩn bị

Cần các dụng cụ như:

  • 1 bộ chén và bay trộn

  • 1 cái bay trộn

  • 1 Khay đựng để lấy dấu

  • 1 cái mẫu hàm

  • Bột lấy dấu răng (loại Alginate)

  • Cuối cùng là bột thạch cao

Quy trình lấy dấu implant

Được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Đổ bột lấy dấu răng vào cốc, cho vào một ít nước (tốt nhất là cho từ từ nếu bạn vẫn chưa quen). Phải trộn thật đều và mịn, chú ý trộn thật nhanh tay (khoảng 30 – 40s)

Bước 2: Sau đó đổ số bột đã trộn ra khay lấy dấu, đặc biệt không được để bột tràn ra ngoài

Bước 3: Tiếp theo đặt khay lấy dấu đã có bột vào hàm răng của người bệnh và đợi khoảng 5 – 7 phút.

Bước 4: Trong lúc đó bạn sẽ trộn bột thạch cao giống như bước 1 rồi đổ bột thạch cao vào khay lấy dấu ở trên. Đợi tầm 1 tiếng để bột thạch cao cứng lại

Phương pháp lấy dấu implant kỹ thuật số

Phương pháp lấy dấu implant kỹ thuật số được sử dụng để thay thế toàn bộ thao tác bằng tay. Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ (kỹ thuật viên) sẽ sử dụng thiết bị điều khiển (máy quét), hình ảnh mẫu hàm được hiển thị trên màn hình máy tính.

Khi đã có những thông tin chính xác nhờ vào kỹ thuật Scan, KTV sẽ thiết kế ra bộ răng sứ bằng công nghệ CAD/CAM. Đây là kỹ thuật tiên tiến giúp kỹ thuật viên có thể chế tác chính xác đến từng micron. Cách này từng được xem là bước đột phá, giúp khách hàng phục hình răng sứ nhanh chóng, bền hơn rất nhiều lần so với các kỹ thuật truyền thống.

Với sự chính xác đến từng micron, khách hàng không cần phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để sửa chữa hay làm lại việc phục hình. Nhờ có sự chuẩn xác cao, nên mão sứ sau khi được phục hình sẽ giảm tối đa việc đọng lại thức ăn, tăng tuổi thọ mão sứ, giảm khả năng mắc phải xuống mức thấp nhất.

 

Nguồn: https://www.vmog.vn/