Hotline

 

KIỂM TRA KHỚP CẮN Ở TƯ THẾ LỒNG MÚI TỐI ĐA

27/08/2023    412    3.67/5 trong 4 lượt 
KIỂM TRA KHỚP CẮN Ở TƯ THẾ LỒNG MÚI TỐI ĐA
Bước đầu tiên của phân tích khớp cắn là nghiên cứu khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa, là liên quan chức năng giữa răng hàm trên và hàm ưới. Ta phải bắt đầu bằng kiểm tra khớp cắn tận cùng (là khớp cắn ở giai đoạn cuối cùng của quá trình kh p hàm, trước khi đến tư thế lồng múi tối đa), sau đó là mối liên quan giữa các mặt nhai.

KIỂM TRA KHỚP CẮN Ở TƯ THẾ LỒNG MÚI TỐI ĐA

1. Khớp cắn tận cùng:

Để hiểu giai đoạn cuối cùng của quá trình kép hàm, chúng ta nghiên cứu tư thế nghỉ.

1.1. Tư thế nghỉ:

Là tư thế mà hàm dưới hoàn toàn nghỉ ngơi.

Tư thế nghỉ được xem như tư thế qui chiếu đặc biệt ở mỗi người. Đây chính là tư thế bắt đầu và kết thúc của chuyển động xương hàm dưới. Sau khi ngừng hoạt động thì hàm dưới trở lại tư thế nghỉ.

Khi khám lâm sàng thì bệnh nhân phải ngồi thẳng, thả lỏng người, thư giãn, thở đều, yêu cầu bệnh nhân phát âm một vài âm (ví dụ như âm “mơ”) để tạo ra tiếp xúc giữa hai môi mà không có co thắt cơ, các răng không tiếp xúc với nhau. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng cắn được gọi là “khoảng tự do không cắn”.

ở những răng trước, khoảng này được xác định dựa vào điểm giữa hai răng cửa. Điểm giữa hai răng cửa, còn gọi là điểm răng, nằm trên bình diện cắt của mặt phẳng đứng dọc giữa với ở bờ tự do của răng cửa dưới, thường nằm ở góc gần của răng cửa giữa dưới. Để thực hiện phân tích khớp cắn, chúng ta phải xem xét các tư thế và đường chuyển động của điểm răng trên những mặt phẳng khác nhau trong không gian. Trên mặt phẳng đứng dọc giữa, tư thế nghỉ được đánh dấu bằng điểm R trên biểu đồ của Posselt.

1.2. Đường đóng hàm:

Yêu cầu bệnh nhân cắn hai hàm lại, thì hàm dưới chuyển động từ tư thế nghỉ đến tư thế lồng múi tối đa (tư thế mà các răng tiếp xúc tối đa với nhau) (hình

1.1). Đoạn đường từ điểm giữa hai răng cửa (R) đến tư thế lồng múi tối đa (P.I.M) được gọi là đường đóng hàm.

- Trên mặt phẳng đứng dọc (sagital), đường đóng hàm là một đường hơi cong từ dưới lên trên từ sau ra trước.

- Trên mặt phẳng đứng ngang (frontal), đường đóng hàm là một đường thẳng

Nếu vào thời điểm bắt đầu tiếp xúc, đạt được ngay tư thế lồng múi tối đa, thì có nghĩa là tư thế thần kinh cơ hài hòa với tư thế lồng múi tối đa.

Đôi khi sau khi bắt đầu tiếp xúc, thì hàm dưới phải trượt về một bên mới có thể tới được tư thế lồng múi tối đa. Trong trường hợp này chúng ta phải quan sát để để xác định hướng trượt sang bên.

Đôi khi sau khi làm cầu hay mão có thể làm rối loạn đường đóng hàm (Hình 1.3). Khi khép hàm từ điểm tiếp xúc ban đầu, hàm dưới bị trượt sang bên. Như vậy tư thế lồng múi tối đa không hài hòa với tư thế thần kinh cơ.

1.3. Tư thế lồng múi tối đa:

Là tư thế mà các răng trên hai cung hàm có nhiều điểm tiếp xúc nhất. Tư thế lồng múi tối đa được thiết lập nhờ vào sự tiếp xúc giữa các múi, hố (trũng), gờ bên.

2. Liên quan giữa các mặt nhai ở tư thế lồng múi tối đa:

Kiểm tra đồng thời trên miệng và trên giá khớp để xác định số lượng răng tiếp khớp. Người nha sĩ cần phải nắm vững kiến thức về giải phẫu khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa và phải có thói quen tưởng tượng mối liên quan giữa các mặt nhai trong không gian.

Từ lâu người ta sử dụng vị trí của răng 6 trên so với răng 6 dưới làm điểm mốc của một khớp cắn bình thường: Đỉnh múi gần ngoài của răng 6 trên nằm ngang mức với rãnh ngoài của răng 6 dưới. Trong trường hợp này thì mỗi răng tiếp khớp với hai răng của cung hàm đối diện, trừ răng cửa giữa dưới và răng 8 trên. Đây là yếu tố giúp ổn định các răng trên cung hàm

Nếu chúng ta áp dụng phân loại của Angle, thì chúng ta phải kiểm tra liên quan của các răng nanh theo chiều trước sau:

Loại I: Răng nanh trên nằm về phía xa nửa múi so với răng nanh dưới. Loại II: Răng nanh trên nằm về phía gần.

Loại III: Răng nanh trên nằm lệch về phía xa so với loại I.

Sự ổn định của khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa được đảm bảo bởi liên quan răng nanh loại I (rất cần thiết cho chức năng hướng dẫn sang bên của răng nanh) và mối liên quan giữa các múi răng với diện nhai răng đối.

2.1. Diện nhai:

Diện nhai (table occlusale) là phần mặt nhai tạo bởi sườn trong của múi ngoài và múi trong răng cối

Gờ bên (crête marginale) hoặc hố nhai(fosse oclussalle) của diện nhai sẽ tiếp khớp với múi răng đối diện .

2.2. Gờ bên:

Gờ bên là giới hạn gần và xa của mặt nhai, có hình tam giác, cùng với gờ bên của răng bên cạnh tạo thành cánh tựa của múi răng đối diện

Hai gờ bên của hai răng sát nhau cách nhau bởi một khe gọi là “khe nhai”. Những khe này có chức năng làm chuyển hướng thức ăn. Khe này cùng với điểm tiếp xúc giữa hai răng có tác ụng bảo vệ nhú lợi

2.3. Hố (trũng) giữa:

Hố giữa nằm ở chính giữa mặt nhai của răng hàm, sườn của hố tiếp khớp với múi răng đối diện, nhưng đáy của hố thì không tiếp khớp để thức ăn có thể thoát sang bên theo các rãnh mặt nhai.

2.3. Múi tựa (múi chịu):

ở tư thế lồng múi tối đa thì những múi tựa sẽ tiếp khớp với gờ bên hoặc hố giữa của răng đối diện.

Sự tiếp xúc của những múi tựa này với mặt nhai của răng đối phải ổn định, múi tựa thật sự là những trụ chống để duy trì chiều cao khớp cắn.

2.4. Điểm tựa khớp cắn:

ở tư thế lồng múi tối đa, đỉnh của múi tựa, có hình cầu, tiếp xúc với những mặt cong lồi của sườn múi răng đối diện ở những điểm hay những diện rất nhỏ: đó là những điểm tựa khớp cắn.

Trong khi nhai, những mặt cong này hoạt động như những dao cắt, và thức ăn thoát ra ngoài qua những rãnh chính và những rãnh phụ. Khi những mặt cong cắn

này mòn đi thì hiệu quả nhai sẽ giảm xuống tỷ lệ thuận với mức độ mòn. Nếu mặt cong mòn chỉ ở vài răng thì đây là dấu hiệu tăng chức năng ở những răng này.

2.5. Xác định múi tựa:

Để đơn giản hóa việc xác định múi tựa, chúng ta thực hiện khám làm hai thì: - ở hàm ưới.
- ở hàm trên.
Chúng ta biết rằng có 3 nhóm múi tựa: hai ở hàm ưới và một ở hàm trên.

Nhóm 1: Múi ngoài của răng cối và tiền cối hàm dưới.

Múi ngoài của răng cối và tiền cối hàm ưới có hình thể cho ph p nó đóng vai trò nâng đỡ khớp cắn. Đỉnh của múi ngoài cao hơn đỉnh của múi trong, và thường tròn hơn. Đỉnh múi nằm trên trục đứng đi qua chóp răng, vì vậy nó phải được xem là những múi quan trọng nhất trong việc ổn định khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa.

Nếu cung răng đều, thì ở tư thế lồng múi tối đa, đường đi qua đỉnh những múi ngoài hàm ưới sẽ nằm trên trung tâm diện nhai của răng hàm trên. Các điểm tựa khớp cắn cüng sẽ nằm trên đường này.

Những điểm tựa nhóm I tiếp khớp chủ yếu với gờ bên của răng hàm trên, chỉ có múi ngoài thứ hai của răng cối hàm dưới là tiếp khớp với hố giữa của răng cối hàm trên

Nhóm 2: Bờ cắn của răng nanh và răng cửa hàm dưới.

Đường đi qua đỉnh của múi ngoài răng hàm ưới có thể k o ài đến đường giữa, đi qua bờ nhai của răng nanh và răng cửa ưới. Đường này tiếp khớp với mặt trong của các răng nanh và răng cửa trên

Trong khớp cắn Angle I, thì răng cửa và răng nanh dưới sẽ tiếp khớp với hai răng trên, trừ răng cửa giữa dưới chỉ tiếp khớp với răng cửa giữa trên.

Điểm tựa khớp cắn của răng cửa và răng nanh ưới rất quan trọng trong ổn định khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa cüng như hướng dẫn chuyển động ra trước và sang bên

Nhóm 3: Múi trong của răng cối và răng tiền cối hàm trên.

Múi trong của răng cối và tiền cối trên là những múi tựa, có chung những đặc điểm giống với những múi tựa răng ưới

Nếu cung răng đều, thì đường đi qua đỉnh những múi trong hàm trên sẽ tiếp khớp chính giữa diện nhai của răng đối hàm ưới

Như vậy, ở răng tiền hàm, sự ổn định khớp cắn được đảm bảo chủ yếu bởi múi tựa hàm ưới. Từ những hiểu biết trên ta rút ra một nguyên tắc là phải bảo tồn tối đa múi tựa răng ưới khi mài chỉnh khớp cắn.

 

 

 

Nguồn: ĐH Y Hà Nội